Skip to main content

DI TÍCH MIẾU THẦN NÔNG ẤP PHÚ AN, XÃ AN BÌNH, HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG.

Miếu Thần Nông xã An Bình tọa lạc tại ấp Phú An xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang với diện tích là 7,796m2. Đường đi đến Miếu thần Nông thuận tiện cả đường bộ và đường sông. An Bình nói riêng và huyện Thoại Sơn nói chung là nhắc đến nền nông nghiệp lúa nước lâu dài, là chiếc nôi cách mạng của huyện Thoại Sơn, khi xưa làm nông còn phụ thuộc nhiều vào đất trời nên nhân dân trong vùng đã lập ra Miếu Thần nông để nhân dân trong vùng sinh hoạt tâm linh cầu mong mưa thuận gió hòa và đây còn là địa bàn để tỉnh xây dựng lực lượng vũ trang, cơ sở cách mạng, vận động quần chúng tham gia góp công, góp của trong suốt quá trình kháng chiến giải phóng dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay – Miếu Thần Nông.

 

anbinh

 

1. Tên gọi di tích

- Tên gọi di tích Miếu Thần Nông được thống nhất sử dụng trên có được từ khi bắt đầu hình thành ngôi Miếu cho đến ngày nay, với mong muốn trong vùng đất này sẽ che chở, phò hộ cho cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt, người dân có cuộc sống ấm no, an lạc thái hòa.

- Các tên gọi khác của di tích và nguồn gốc tên gọi đó: không có.

2. Địa điểm và đường đi đến di tích

a. Địa điểm di tích

Trước đây, vào khoảng năm 1939 ngôi Miếu được biết đến thuộc ấp Tây Phú, của làng Vọng Thê, Quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên.

Năm 1953 tách 04 Làng của Tổng Định Phú và Thoại Sơn, Định Mỹ, Vọng Thê, Vĩnh Nhuận của quận Châu Thành để thành lập quận Núi Sập của tỉnh Long Xuyên lúc này ngôi Miếu thuộc ấp Tây Phú, Làng Vọng Thê, Quận Núi Sập, tỉnh Long Xuyên.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, theo sắc lệnh 138/SL của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa quận Núi Sập đổi tên thành quận Huệ Đức. Ngôi Miếu lúc này thuộc ấp Tây Phú, Làng Vọng Thê, Quận Huệ Đức, tỉnh An Giang.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 56-CP của Hội Đồng Chính Phủ hợp nhất hai huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, tỉnh An Giang gồm 8 xã: Thị Trấn Phú Hòa, Vĩnh Chánh, Thoại Sơn, Định Mỹ, Vĩnh Trạch, Vọng Thê, Vĩnh Nhuận và Thị Trấn Đông Sơn. Ngôi Miếu bà lúc này cũng thuộc ấp Tây Phú, Làng Vọng Thê, Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005 theo Nghị Định Số 52/2005/NĐ-CP của Chính Phủ thành lập xã An Bình.

Về phía chính quyền cách mạng: Thời chống pháp, khu vực Tây Phú là một phần của Làng Vọng Thê chưa chia ấp. Sau khi lên nắm chính quyền cùng với chủ truong dồn dân lập ấp chiến lược Chính quyền Ngô Đình Diệm chia địa bàn Tây Phú thành 2 ấp Hai Trân và Tây Phú, tồn tại đến sau giải phóng. Chính quyền cách mạng cũng chia địa bàn tương tự để dễ hoạt động cho đến khi có quyết định thành lập của Hội đồng Chính Phủ thành lập xã Tây Phú từ 2 ấp Tây Phú và Hai trân vào năm 1979.

Như vậy, trong giai đoạn thành lập, Miếu thuộc ấp Tây Phú, Làng Vọng Thê, Quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên. Do phân chia lại địa giới hành chính nên địa điểm di tích ít nhiều thay đổi. Ngày nay, Miếu Thần Nông thuộc ấp Phú An, xã An Bình,huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang (tuyến Bờ Tây, kênh Mướp Giăng).

 

aa

 

b. Đường đi đến Miếu Thần Nông

Có thể đến di tích bằng 2 cách: Đường thủy và đường bộ.

- Đường thủy: Du khách đi tàu hoặc ghe xuồng ngược dòng kênh Mướp Giăng từ hướng Thị Trấn Óc Eo lên khoảng 5,5km, du khách nhìn về bên trái thấy cổng đề Miếu Thần Nông là đến di tích.

- Đường bộ: Du khách đi dọc theo tỉnh lộ 947 từ Thị Trấn Óc Eo về Tây Phú đến cầu Hiệp Hùng thì qua cầu và rẽ trái đi khoảng 4km là đến di tích Miếu.

Các phương tiện ô tô, mô tô đều thuận lợi để đến di tích.

3. Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm của di tích

Xưa kia vùng đất Tây Phú còn là đồng Tràm, lau lách um tùm chưa có người ở. Đầu những năm 20 một số người dân đi mở đất khai phá Tràm đem buôn bán, đó là điểm khởi đầu của nền nông nghiệp lúa nước. Ban đầu đó chỉ là loại lúa ma, mọc tự nhiên theo mùa nước nổi qua các khoảng trống mà người dân khai phá Tràm. Sau này khi Pháp cho xáng múc kinh Ba Thê xong, người dân đến sinh sống ngày càng đông – chủ yếu người từ Chợ Mới, theo bờ kinh trồng lúa mùa nước nổi, hình thành lối canh tác lúa theo vụ mùa như ngày nay.

Quá trình khai phá ấy cũng chính là khởi điểm tạo nên truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, tinh thần chịu thương chịu khó, bất khuất trong đấu tranh cách mạng của người dân Tây Phú. Và theo dấu chân mở cõi Miếu Thần Nông được người dân lập nên mà không có bất kỳ một hình tượng cụ thể nào. Miếu Thần Nông trong tâm tưởng của họ chỉ giản dị như chính suy nghĩ của một người nông dân chất phát, họ lập Miếu chỉ với ước vọng cho chính tâm tưởng bình an, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu mong cơm no áo ấm và cầu cho quốc thái dân an. Theo đó, ngôi Miếu gắn liền với thời kỳ đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh người dân Tây Phú. Nơi đây, được xem là nơi che chở bộ đội cách mạng trong mỗi đợt tổ chức tập kích Đồn Cảng dừa. Ngoài ra đây còn là địa điểm giao liên là cầu nối giữa cán bộ cách mạng hoạt động sâu trong rừng tràm phía sau ngôi Miếu và lực lượng tiếp tế cho cách mạng hoạt động. Cũng chính là nơi từng bị ảnh hưởng nặng nể của chiến tranh qua những lần bị giặc đỗ bộ đốt phá dữ dội.

Trải qua 02 cuộc đấu tranh trường kỳ trong lịch sử theo lời kể của những cụ lớn tuổi có am hiểu về ngôi Miếu. Theo lời kể của ông Lâm Văn Bửu (Tự Hai Bửu),Sinh năm: sinh năm 1942, hiện ngụ: ấp Phú An, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang trưởng ban tế tự hiện tại của ngôi Miếu Thần Nông Hiện tại kể lại theo tôi được nghe kể lại và bản thân được biết ngày xưa nơi này rất hoang sơ và ít dân cư sinh sống. ngôi Miếu lúc này được lộp bằng máy lá cột cây do người dân nơi này xây cất và sữa chữa. vào khoản năm 1958 thì giặc đã di dời dân đi khu trù mật và tháo dỡ ngôi Miếu này do thiếu tá Lô chỉ đạo. Lúc đó người dân dời ngôi Miếu về tạm tại Vọng Thê trước đình Phan Thanh Giản nay là Thị Trấn Óc eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh an Giang bây giờ.

 

anbinh

 

Ông Lâm Hà Hương (Tự Tư Hương), sinh năm 1930, hiện ngụ: xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết Thêm tôi đã sinh sống tại khu vực này tư nhỏ. Lúc đó đã có cái Miếu này người dân tại đây dựng ngôi Miếu này nhỏ và gọn lắm khoản 5 – 6 m² . trước kia nơi này rất hoang sơ và rất ít người dân sinh sống. phía sau ngôi miếu thỉ cỏ, sậy um tùm. Các Đ/c tham gia cách mạng cũng ở khu rừng tràm phía sau ngôi Miếu này. Trong Miếu thì có rất nhiều cây Hương, cây sao nhưng giặc đã tháo dỡ Miếu và chặt phá hết. Người dân chúng tôi thường xuyên trao đổi và tiếp tế lương thực cho cách mạng phía sau ngôi Miếu.

Ông Lê Hữu Hạnh ( Tự là Mười Tư ), sinh năm 1930 ( 93 tuổi ) Hiện ngụ: ấp Phú Bình, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Cho biết thêm khi tôi đến đất địa ở đây thì ngôi Miếu Thần Nông đã có, ở đây hoang sơ lắm, ngôi miếu còn rất nhỏ lộp bằng lá. Lúc đầu mái lá cột cây sau năm 1945 thì tu sửa lại nhưng vẫn là cột bằng tràm, lộp lá do người dân hùng nhau sữa lại . đến khoản năm 1958 trào Ngô Đình Diệm bắt buộc quy khu trù mật và ngôi Miếu thần cũng được quy khu theo dời xuống cất trước đền Phan Thanh Giảng, nay là Thị Trấn Óc Eo Huyện Thoại Sơn, Tỉnh an Giang. Khoản sau giải phóng đến năm 1976 mới hồi cư về được dựng lại cho đến nay. Ông cho biết thêm khi cất xong lại ngôi Miếu, bầu lại ban tế tự Miếu thần nông. Hàng năm vào ngày 17 – 18/03 và ngày 17 -18/12 âm lịch là ngày lễ thượng điền, hạ điền đây là thời gian cúng ông Thần Nông cầu cho quốc thới, dân an, trúng mùa được giá, gia đạo bình an.

 

ab

 

Ông Nguyễn Thanh Hồng Tự 09 Hồng, sinh năm 1945, hiện ngụ: ấp Phú Bình, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang tôi xin cung cấp thông tin về ngôi Miếu Thần Nông Tại ấp Phú An, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang kể lại ngôi Miếu Thần Nông đối diện nhà tôi ngang sông lúc đó nơi này rất hoang sơ, dân cư thì thưa thớt còn ngôi Miếu này được xây cất lúc nào thì tôi cũng không rõ lắm. Hiện trạng ngôi Miếu lúc bấy giờ thì rất nhỏ, gọn, máy lá, cột cây diện tích chỉ khoản vài m². do người dân tại đây cùng nhau tu bổ. xung quanh thì trồng rất nhiều cây sao, cây Hương, tại đây cũng thờ thêm ông Tà nữa. vào khoản năm năm 1958 lúc này giặc đến đây và di dời người dân đi hết. lúc đó người dân nơi này cũng được di tảng hết. ngôi miếu cũng được dời đi về Vọng Thê nay thuộc Thị Trấn Óc Eo, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh an Giang. Sâu này thì dời lại đây nay thuộc Ấp Phú An, xã An Bình, Huyện Thoại Sơn, Tỉnh an Giang và người dân tự góp công, góp sức dựng lại lộp bằng lá cột bằng cây tràm. Sau này đến khoản nam 1992 – 1993 thì được dựng lại bằng cột bê tông mái ngói. Ngôi miếu này trải qua nhiều đời ông từ lắm theo tôi được nghe kể lại thì lúc đầu tiên là ông từ già, ông từ Cu, ông từ Bắc, ông từ Thả, và bây giờ là ông từ Phước. Người dân địa phương ở đây người ta tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi Miếu này lắm, hàng năm vào dịp cúng Miễu thì người dân trong và ngoài địa phương lại đây cúng rất đông họ cầu cho được mùa, được giá, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi.

Ông Châu Nghĩa Bính: sinh năm 1926 ( 97 tuổi ) Vào khoản năm 1945 ngôi Miếu được mượn làm Ủy ban hành chính kháng chiến xã Vọng Thê, Huyện Huệ Đức. đến năm 1946 được mượn làm điểm tổ chức bỏ phiếu lần đầu tiên bầu cử HĐND nước Việt Nam  Dân Chủ Cộng Hòa. Tôi từng  giữ chức vụ trưởng Công An xã Vọng Thê, Phó chủ tịch xã Vọng Thê, nên giai đoạn này tôi rất hiểu, nắm rõ và khẳng định rằng ngôi Miếu từng là nơi làm trụ sở của Ủy Ban hành chính kháng chiến xã Vọng Thê.

Những năm đầu 1938 -1939, Miếu chỉ được làm thô sơ bằng mái lá và những cột tràm đơn giản. Lúc ấy Miếu vẫn chưa có vách. Sau năm 1945, Miếu mới được sửa sang lại giai đoạn sau từ sau 1975 ngôi Miếu được người dân trong vùng thường xuyên lui tới viếng bái và tu sửa các hỏng hóc của ngôi Miếu. Đó được xem như nét đẹp văn hóa tuy giản đơn nhưng gắn kết được cả cộng đồng cùng chung tay xây dựng quê hương sau thời chiến tranh gian khổ. Cả thời chiến và thời bình ngôi Miếu như một minh chứng, chứng minh cho ý chí và niềm tin của nhân dân nơi đây.

Mãi đến những năm 1992 - 1993, Với uy tín Ban Tế tự Miếu và niềm tin tuyệt đối của người dân dành cho và những vị cố cựu trong Ban Tế tự như ông Từ Thả, ông tư Ninh và một số người uy tín tại địa phương ngôi Miếu vách bê tông, mái ngói được xây dựng với niềm phấn khởi của những người nông dân nơi đây. Thời ấy người có của góp của, người có lúa góp lúa, người có sức góp công, dù ít hay nhiều ai ai cũng đều hân hoan góp một phần cho ngôi Miếu Bà linh thiêng gắn bó cả một chặng đường lịch sử với mỗi chiến công, mỗi cán bộ cách mạng và mỗi người dân chất phát như thể hiện lòng tôn kính nơi họ trao gửi niềm tin đã mang lại sức mạnh tinh thần cho họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Xung quanh câu chuyện những năm chuẩn bị tu sửa, xây dựng lại nơi thờ tự Miếu đó vẫn có những câu chuyện có thật đôi khi đến tận hôm nay ta vẫn không lý giải được.

Đến nay được sữ quan tâm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến địa phương ngôi miếu được trùng tu tôn tạo khang trang với tổng diện tích là 7,796m2 được xem là miếu thờ Thần Nông lớn nhất Việt Nam.

Lễ cúng hàng năm

Theo thông lệ xưa kia người dân theo vụ lúa mùa mà cúng các lễ tại Miếu. Mãi cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên tục cúng vào đầu mùa vụ và lúc thu hoạch lúa. Hằng năm có hai dịp cúng lệ vào ngày 16/3 âm lịch và 25/12 âm lịch. Lễ đầu năm ngày 16/3 âm lịch gọi là lễ Thượng Điền, xưa kia đây là thời điểm gieo sạ vụ lúa mùa duy nhất trong năm. Lễ cúng dược tổ chức đầu năm với ý nghĩa cầu xin Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu mong một vụ lúa đầy bồ. Vụ lúa mùa kéo dài đến ngày 25 tháng chạp hằng năm gọi là lễ Hạ Điền, là lúc người dân đã thu hoạch xong vụ lúa mùa, bà con mang lễ vật tỏ lòng biết ơn Ông Thần Nông đã phò trợ cho vụ mùa bội thu, đong đầy thuận lợi, đồng thời cầu mong một cái tết yên vui, một năm mới no ấm, hạnh phúc, viên mãn.

 

aa

 

Miếu với bề dày lịch sử và nền văn hóa mang nét cộng hưởng giữa tín ngưỡng thờ Thần gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, đã bước qua hai cuộc kháng chiến và trở thành nhân tố từ người nông dân bình dị đến bộ đội hay cán bộ lão thành cách mạng mỗi khi nhắc đến đều đặt tại vị trí trang nghiêm, xem như chỗ dựa tinh thần vững chắc, một trong những nét đẹp văn hóa cộng đồng cần được bảo tồn và phát huy./.

Ngọc Cường - Hồng Diễm (Trang TTĐT xã An Bình)